Thiết kế kiến trúc là một khái niệm khá quen thuộc mà người ta vẫn thường hiểu nôm na rằng khi bạn xây một căn nhà, đơn giản bạn sẽ cần đến đội ngũ của chúng tôi. Nhưng hơn thế, thiết kế kiến trúc là một bộ môn chuyên ngành đa lĩnh vực và vô cùng rộng lớn mà trong đó nền tảng kiến thức xây dựng khoa học là một yếu tố vô cùng quan trọng. Nó bao gồm tất cả công việc sắt đặt, bố trí không gian kiến trúc, kết cấu, cấp điện, cấp thoát nước, thông gió, ánh sáng… Đó là cách để tạo ra một không gian sống chất lượng hay một công trình khách sạn, thương mại,… có tầm ảnh hưởng và phục vụ đúng mục đích, yêu cầu của Khách hàng. Có thể nói, thiết kế kiến trúc là công việc tổng hợp giữa mỹ thuật, nghệ thuật và khoa học kỹ thuật.

Và đó là tất cả những gì sẽ được giải đáp trong bài viết này – Quy trình 5 Bước Thiết kế kiến trúc.

1 - THIẾT KẾ SƠ BỘ

Bước đầu tiên trong 5 bước thiết kế kiến trúc là khảo sát tầm nhìn, mục tiêu, nhu cầu sử dụng đất của Khách hàng. Xác định rõ ràng loại công trình: dân cư, bệnh viện, công nghiệp thương mại hay khách sạn… từ đó có hướng thảo luận về phạm vi và chức năng một cách sâu sắc và đầy đủ nhất nhằm đưa dự án đi đúng hướng sử dụng mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ theo yêu cầu.

Thiết kế sơ bộ

Trong bước thiết kế này, quy trình chi tiết các công việc cần thực hiện bao gồm:

  • Tư vấn – Tư vấn sơ lược phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng của Khách hàng.
  • Khảo sát hiện trạng – Đánh giá các điều kiện tự nhiên và môi trường xung quanh địa điểm xây dựng công trình. Đây là bước quan trọng phục vụ công tác quy hoạch, thiết kế, tính toán khối lượng đào, đắp…
  • Chụp ảnh
  • Đo đạc – Khảo sát địa hình để đưa ra những thông số chi tiết nhằm đề ra những phương án thiết kế, quy hoạch, tính khối lượng.
  • Thực hiện các bản vẽ hiện trạng
  • Thực hiện các bản vẽ sơ bộ
  • Dự toán chi phí xây dựng dự kiến
  • Nghiên cứu sơ bộ hình khối
  • Kiểm tra, áp dụng đúng định mức trong quy chuẩn quy hoạch xây dựng theo thông tư Nhà nước ban hành.

Có thể nói, đây là bước đầu trong quá trình thiết kế kiến trúc đóng vai trò quan trọng, khảo sát và thể hiện những ý tưởng ban đầu về thiết kế xây dựng công trình và lựa chọn sơ bộ dây chuyền công nghệ, thiết bị. Từ đó, mang đến cái nhìn tổng quan cho Khách hàng, đưa ra những tư vấn phù hợp để Khách hàng quyết định có tiếp tục thực hiện dự án hay không và có hướng điều chỉnh phù hợp xuyên suốt quá trình thiết kế và xây dựng.

2 - THIẾT KẾ CƠ SỞ

Giai đoạn này dựa trên phương án thiết kế đã được thực hiện ở bước thiết kế sơ bộ để đưa ra các bản phác thảo, bản vẽ thô minh họa đảm bảo các thông số kỹ thuật theo đúng quy chuẩn quy hoạch xây dựng theo quy định của địa phương và Nhà nước ban hành.

Bản vẽ thiết kế cơ sở

Sản phẩm của bước thiết kế này thu được:

  • Sơ đồ mặt bằng tất cả các tầng của tòa nhà cùng hệ thống mạng lưới đường ống dẫn nước
  • Mặt bằng toàn bộ bên ngoài tòa nhà với các khoảng thông tầng tiêu biểu
  • Mặt cắt tòa nhà – Các thông số được thể hiện bao gồm chiều cao của tòa nhà, chiều cao các tầng, chiều cao các lỗ cửa, sàn mái, cầu thang.
  • Mặt cắt diện tường – Thể hiện phần xây từ móng trở lên hoặc dầm trở lên

Sau khi Khách hàng thông qua các bản vẽ và đồng ý với phương án Thiết kế cơ sở, bên tư vấn tiếp tục chuyển sang bước thứ 3 trong quy trình 5 bước Thiết kế kiến trúc.

3 – THIẾT KẾ KỸ THUẬT

Thiết kế kỹ thuật là giai đoạn sau được triển khai tiếp từ bước thiết kế cơ sở, được xem là xương sống của dự án. Giai đoạn này, dựa vào các bản vẽ, mặt bằng, mặt cắt để hoàn thiện thiết kế, xác định các yếu tố kỹ thuật, vật liệu sử dụng cho từng chi tiết khác nhau, vị trí các cửa và kết cấu chung toàn bộ tòa nhà.

Bản vẽ thiết kế kỹ thuật

Các chi tiết được hoàn thiện trong giai đoạn này bao gồm:

  • Thêm một phương án đề xuất sơ đồ mặt bằng tất cả các tầng cùng hệ thống mạng lưới đường ống dẫn nước
  • Kích thước tổng thể
  • Kích thước lưới kết cấu
  • Kích thước tường nội thất
  • Chốt phương án cuối cùng các khoảng thông tầng
  • Các chi tiết xây dựng bổ sung
  • Thiết kế tường ở các điều kiện điển hình
  • Chi tiết tổng thể đặc trưng
  • Các chi tiết bổ sung để thiết lập cơ sở cho các sản phẩm thiết kế.

Đến giai đoạn này, thông qua các bản vẽ và thông số kỹ thuật, dự án đã được hình thành.

4 – THIẾT KẾ THI CÔNG

Thiết kế thi công là bước hoàn thiện cuối cùng các bản vẽ trước khi tiến hành thi công dự án. Kiến trúc sư thực hiện các bản vẽ thiết kế xây dựng, thuyết minh và các thông số kỹ thuật cần thiết cho việc đấu thầu và xin cấp phép xây dựng. Các nhà thầu sẽ sử dụng các bản vẽ chi tiết và thông số kỹ thuật này để chuẩn bị cho việc thi công.

Bản vẽ thiết kế thi công

Ở giai đoạn này, các công việc cần hoàn thành bao gồm:

  • Sơ đồ mặt bằng tất cả các tầng với chú thích đầy đủ
  • Tất cả các kích thước
  • Vị trí chính xác các phòng, tường, cửa ra vào và cửa sổ
  • Các thông số kỹ thuật chi tiết mặt cắt ngang
  • Ghi chú chung và ghi chú chi tiết cho toàn bộ các bản vẽ
  • Chú thích đầy đủ các độ cao bên ngoài
  • Thể hiện đầy đù các hạng mục cần xây dựng
  • Thiết kế tường ở tất cả các điều kiện
  • Thông tin chi tiết được chú thích đầy đủ
  • Bản vẽ chi tiết, ghi chú đầy đủ phần kết cấu
  • Bản vẽ chi tiết, ghi chú đầy đủ phần cấp thoát nước
  • Bản vẽ chi tiết, ghi chú đầy đủ phần HVAC (sưởi, thông gió và điều hòa không khí)
  • Bản vẽ chi tiết, ghi chú đầy đủ phần điện và chiếu sáng

Kết thúc giai đoạn thiết kế thi công, tất cả các hạng mục, bản vẽ cẩn thiết cho việc thi công được hoàn thành. Sau giai đoạn này, các nhà thầu chính thức tiến hành thi công theo bản vẽ.

5 – THI CÔNG 

Thi công xây dựng được tiến hành theo thiết kế các bước trên. Bên cạnh những bản vẽ đã được thực hiện và phê duyệt ở trên, trong quá trình thi công có bất kỳ thay đổi nào bên tư vấn thiết kế sẽ báo với Khách hàng để đưa ra phương án quyết định. Việc thay đổi đảm bảo phù hợp về nhu cầu sử dụng và mong muốn của Khách hàng đối với dự án. Đây là giai đoạn cuối cùng trong 5 bước Thiết kế kiến trúc. Giai đoạn này kết thúc đồng nghĩa với việc dự án đã sẵn sàng để đưa vào hoạt động.

Công trường thi công